TS Nguyễn Văn Thăng Long, giảng viên cấp cao Khoa truyền thông và thiết kế (Đại học RMIT) cho biết thị trường âm nhạc Việt Nam đang phát triển rất nhanh, tính đến thời điểm hiện tại của năm 2023 tốc độ doanh thu là 56 triệu USD (tăng 100% so với năm 2019), tốc độ doanh thu tăng khoảng 30-40% hàng năm.

Trong khuôn khổ Liên hoan âm nhạc quốc tế TP.HCM lần 3 – Hò Dô 2023 (Hozo 2023), một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất năm 2023 của TP.HCM, được tổ chức nhằm hướng đến mục tiêu đầu tư phát triển ngành công nghiệp văn hóa và kích cầu du lịch thành phố. TS Long đã công bố tổng quan về ngành công nghiệp âm nhạc kỹ thuật số thế giới và Việt Nam nói riêng.

TS Long cho biết số lượng người dùng và doanh thu từ dịch vụ nghe nhạc trực tuyến tại Việt Nam tăng trưởng rất nhanh đồng hành với sự gia tăng của thị trường toàn cầu khoảng một nửa số người dùng internet ở Việt Nam thưởng thức âm nhạc và video trên các nền tảng trực tuyến đến năm 2027 thị trường phát nhạc trực tuyến tại Việt Nam sẽ đạt mức 72,4 triệu USD.

Đáng nói doanh thu từ nhạc số đang chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong doanh thu chung của ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Số lượng tài khoản đăng ký trả phí cũng có bước tăng trưởng vượt bậc, cho thấy đây là xu hướng tất yếu của ngành âm nhạc.

Dẫn thông tin thống kê từ Statista Market Forecast TS Nguyễn Văn Thăng Long chỉ rõ hiện trên thế giới thị trường phát nhạc trực tuyến toàn cầu được dự đoán sẽ đạt doanh thu 25,84 tỷ USD vào năm 2023 và ở Việt Nam thị trường này sẽ chạm mốc 45,97 triệu USD vào năm 2027.

Theo NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM, ngành công nghiệp âm nhạc TP.HCM được hình thành từ rất lâu, TP.HCM còn là cái nôi âm nhạc của cả nước từ sáng tác, quảng bá, kinh doanh âm nhạc trong những ngày đầu hình thành.

Mạnh dạn nhìn nhận trên con đường xây dựng ngành công nghiệp âm nhạc ngay cả việc tổ chức một lễ hội âm nhạc cũng cần xây dựng một hệ sinh thái bà Thúy nhấn mạnh vai trò và nguồn lực, tổ chức, cách thức vận hành phải từ trên khuôn mẫu của lễ hội mang tầm quốc tế đúng nghĩa mà Hozo sau 3 năm tổ chức với quy mô khán giả, du khách cũng như hiệu ứng du lịch mang lại là một điển hình.

“Hiện nay trên cả nước có rất nhiều sự kiện quy mô về âm nhạc đầu tư công phu có thương hiệu được tổ chức nhưng để phát triển bền vững và mang thương hiệu địa phương cần có sự kết hợp giữa các đơn vị. Từ những sản phẩm âm nhạc được đầu tư bài bản như thế này sẽ giúp kích thích phát triển du lịch và đóng góp quan trọng cho kinh tế xã hội của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung”, bà Thúy kỳ vọng.

Với nghiên cứu của mình TS Long chỉ ra rằng hiện nay các thể loại âm nhạc nội địa giữ vững sức hút trong bối cảnh âm nhạc Việt Nam đầy sôi động khi Vpop dẫn đầu với mức độ phổ biến cao nhất (63%), Bolero (42%) và Ballad (32%).

Còn xét về âm nhạc quốc tế sự yêu thích được chia sẻ tương đối đồng đều giữa K-Pop US UK (21%) và C-Pop (20%). Bên cạnh đó mặc dù ít phổ biến hơn như những thể loại âm nhạc mới như Hiphop, Indie và Rock vẫn đang trên đà phát triển mạnh.

Nổi bật với các nền tảng nội địa như Zing MP3, NhacCuaTui hay những nền tảng lớn toàn cầu như Spotify, Apple Music, YouTube. Được biết các nền tảng phát nhạc trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá nghệ sĩ giúp họ kiếm tiền từ âm nhạc trên quy mô lớn và góp phần hình thành thói quen nghe nhạc mới của khán thính giả trong thời đại kỹ thuật số.

Về dịch vụ vận hành âm nhạc các hãng thu âm và nhà phân phối sẽ ký hợp đồng và làm việc với nghệ sĩ để sản xuất tiếp thị và phân phối âm nhạc của họ những công ty này chủ yếu đầu tư vào việc tạo ra các bản ghi sở hữu bản quyền những bản ghi đó và cộng tác với nghệ sĩ để tối ưu hóa khả năng thành công về mặt thương mại các hãng thu âm và phân phối thiết lập mạng lưới và nguồn lực để hỗ trợ nghệ sĩ tiếp cận với nhiều nhóm kháng thính giả hơn một trong số đó bao gồm việc phát hành và quảng bá âm nhạc của họ ở dạng kỹ thuật số.

Hiện nay trên thị trường có những cái tên như Double U Agency, Double U Agency, Brandbeats hay METUB là những đơn vị tiên phong trên thị trường mang đến các giải pháp toàn diện cho nghệ sĩ như dịch vụ tiếp thị âm nhạc, tiếp thị người nổi tiếng, chiến lược xây dựng hình ảnh, chiến lược sản phẩm, kế hoạch truyền thông – marketing, tư vấn phát hành âm nhạc. Đồng thời hỗ trợ tiếp thị liên kết, sản xuất và bán lẻ sản phẩm.

Một đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp âm nhạc là người nghệ sĩ với vai trò gương mặt đại diện, nghệ sĩ góp phần truyền tải thông điệp và cảm xúc của bài hát thông qua chất giọng và phong cách trình diễn độc đáo của riêng họ. Nghệ sĩ thổi hồn vào giai điệu và ca từ của bài hát, từ đó hình thành mối liên hệ cảm xúc với người hâm mộ và khán thính giả.

“Ngoài việc phục vụ cho khán thính giả trong nước, các nghệ sĩ Việt Nam hiện đang tích cực bảo tồn và quảng bá những nét độc đáo trong âm nhạc Việt đến với khán thính giả trên toàn thế giới. Điều này giúp thu hẹp khoảng cách văn hóa giữa các quốc gia và nuôi dưỡng sự hiểu biết sâu sắc hơn về di sản văn hóa Việt”, TS Long phân tích.

Liên hoan âm nhạc quốc tế TP.HCM lần 3 – Hò Dô 2023 được đánh giá là một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất năm 2023 của TP.HCM, được tổ chức nhằm hướng đến mục tiêu đầu tư phát triển ngành công nghiệp văn hóa và kích cầu du lịch thành phố.

Việc tổ chức sự kiện nói trên nhằm góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tiêu biểu TP.HCM, giai đoạn từ năm 2020-2030”.

Hò Dô 2023 được kỳ vọng thu hút số lượng lớn khách du lịch quốc tế, kéo dài thời gian lưu trú, là nền tảng kích cầu du lịch, đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế.

“Hò Dô năm nay hoàn toàn miễn phí vé vào cổng, nhằm tạo điều kiện tiếp cận, chiêu đãi cho mọi người dân TP.HCM.

Từ ngày 22-24/12 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi, TP.HCM sẽ diễn ra 3 đêm chính hội HOZO Super Fest trong khuôn khổ Liên hoan âm nhạc quốc tế TP.HCM lần 3.